Nằm ở phía Bắc tỉnh Điện Biên, Thị xã Mường Lay có diện tích tự nhiên 112,7 km², cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 96 km về phía Bắc, giáp huyện Nậm Nhùn và Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) và huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Địa giới hành chính của Thị xã Mường Lay gồm có 02 phường và 01 xã, nằm gọn trong một thung lũng hẹp, dài, nơi ngã ba giao cắt của sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Nơi đây là địa bàn sinh sống của 9 cộng đồng dân tộc, đặc biệt là thủ phủ, trung tâm văn hóa của cộng đồng dân tộc Thái ngành Thái trắng. Hiện nay, dân tộc Thái tại thị xã Mường Lay chiếm tỷ lệ đông nhất, lên đến gần 70% dân số thị xã.
.png)
Trong những năm qua, thị xã Mường Lay đã không ngừng nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng dân tộc Thái ngành Thái trắng trên địa bàn.
(8).jpg)
Nét đẹp văn hóa đặc sắc trong các lễ hội của cộng đồng dân tộc Thái ngành Thái trắng tại địa phương (Ảnh: Tổng hợp)
Cộng đồng dân tộc Thái ngành Thái trắng tại thị xã hiện đang lưu giữ các di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia như: Lễ Then Kin Pang, nghệ thuật xòe Thái, tri thức dân gian nghề làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp; Lễ hội đua thuyền đuôi én truyền thống hàng năm và nhiều loại hình di sản, nghề thủ công đặc trưng khác.
(11).jpg)
Hình ảnh tại một cơ sở làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp tại Bản Bắc 2 và hộ làm ghế mây trong bản Na Nát, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên (Ảnh: VietKings)
Thị xã Mường Lay không chỉ được biết đến với cảnh sắc thiên nhiên đẹp như tranh vẽ mà còn là nơi lưu giữ một trong những kho tàng văn hóa dân tộc độc đáo của vùng Tây Bắc: Hệ thống nhà sàn truyền thống của cộng đồng dân tộc Thái ngành Thái trắng, linh hồn của một nền văn hóa lâu đời - nơi nuôi dưỡng con người, gìn giữ phong tục, tạo nên mạch chảy văn hóa không bao giờ cạn.

Những ngôi nhà sàn mang đậm nét đẹp kiến trúc truyền thống mái lợp bằng đá màu nâu, đen, loại đá đặc trưng tại các khu vực ven sông Đà đã tạo nên những công trình độc đáo của cộng đồng người Thái trắng tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.
Nhà sàn của người thái trắng có điểm khác biệt với nhà sàn của Thái đen ở chỗ phần mái 02 đầu hồi nhà sẽ làm dạng kết cấu mái vuông phẳng mà không làm dạng khum khum như mai rùa như nhà sàn của người Thái đen.
(9).jpg)
Hiện nay, tổng số hộ dân tộc Thái ngành Thái trắng có nhà sàn truyền thống trên địa bàn thị xã là 1.192 hộ/ 3.198 hộ. Trong đó nhà sàn lợp mái đá đen: 253 hộ, lợp mái tôn: 293 hộ, lợp mái ngói: 355 hộ, lợp mái bằng chất liệu khác: 311 hộ. (Số liệu cung cấp bởi Chi cục thống kê thị xã Mường Lay - Cục Thống kê Điện Biên trong công văn số 226/CV-CCTK ngày 28/12/2024, về việc thống kê số lượng nhà sàn của cộng đồng dân tộc Thái - ngành Thái trắng trên địa bàn thị xã Mường Lay).
(9).jpg)
Đoàn đại diện Lãnh đạo Kỷ lục Việt Nam đã có chuyến đi thực tế đến thị xã Mường Lay để ghi nhận thông tin, hình ảnh tư liệu về mật độ nhà sàn tại địa phương tại nhiều điểm dừng khác nhau (Ánh: VietKings)
(9).jpg)
Nhà sàn của người Thái trắng được làm bằng gỗ, có 02 cầu thang được bố trí ở phía trước và phía sau nhà, cầu thang phía trước sẽ là cầu thang chính đi vào nhà, cầu thang sau là cầu thang phụ và được đặt ở gian gần bếp để đi lên nhà. Kiến trúc nhà sàn truyền thống đã ra đời từ rất lâu, đến hàng trăm năm nay và được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng dân tộc Thái ngành Thái trắng Mường Lay. (Ánh: VietKings)
%20%e2%80%93%20%c4%90%c3%a3%20s%e1%bb%ada.jpg)
Những ngôi nhà sàn không chỉ là nơi ở - mà là nơi lưu giữ linh hồn dân tộc, là trái tim của bản làng, là niềm tự hào và bản sắc không thể phai mờ trong đời sống người Thái trắng vùng cao Tây Bắc. (Ảnh: VietKings)
Trong bối cảnh giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, vùng miền diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc bảo tồn và gìn giữ được số lượng lớn các nếp nhà sàn truyền thống trên địa bàn thị xã cũng chính là góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa địa phương, giữ gìn và phát huy bả sắc văn hóa dân tộc. Điều này cũng phản ánh sự nỗ lực giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đặc sắc của lãnh đạo địa phương.
Sau thời gian xem xét và thẩm định hồ sơ, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) chính thức công nhận Kỷ lục Việt Nam đến UBND Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên với nội dung: "Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của cộng đồng dân tộc Thái ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam." Mật độ tại thời điểm xác lập kỷ lục được ghi nhận là gần 10.58 nhà/km².
Đại diện lãnh đạo VietKings tham quan, chụp ảnh lưu niệm tại nhà sàn truyền thống nằm trong khuôn viên nhà khách của UBND thị xã Mường Lay (Ảnh: VietKings)
(8).jpg)
Lễ công bố Kỷ lục Việt Nam của UBND Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên (Ảnh: VietKings)
Sáng ngày 08/05/2025, UBND Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng Kỷ lục Việt Nam tại Bến thuyền Cơ khí (thuộc thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) với sự hiện diện của Lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên; Ban lãnh đạo Thị Ủy - HĐND - UBND Thị xã Mường Lay cùng lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và nhân dân. Về phía Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam – Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) có sự hiện diện của: Ông Dương Duy Lâm Viên – Tổng Thư ký TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Viện trưởng Viện Kỷ lục Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc – Phó Viện Trưởng Viện Kỷ lục Việt Nam, Tổng Thư ký Tổ chức Kỷ lục Việt Nam và Bà Trần Thu Phương – Phó tổng thư ký Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.
Ông Chui Văn Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Thị Ủy, Phó Chủ tịch UBND Thị xã phát biểu tuyên bố lý do buổi lễ và điều phối các hoạt động chính của buổi lễ. (Ảnh: VietKings)
Ông Nguyễn Đạt Long, Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Quyền Chủ tịch UBND Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đại diện phát biểu báo cáo quá trình, kết quả xác lập Kỷ lục Việt Nam (Ảnh: VietKings)
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc – Phó Viện Trưởng Viện Kỷ lục Việt Nam, Tổng Thư ký Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đại diện VietKings công bố quyết định xác lập Kỷ lục đến đơn vị (Ảnh: VietKings)
Ông Dương Duy Lâm Viên – Tổng Thư ký TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Viện trưởng Viện Kỷ lục Việt Nam và bà Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc cùng trao Kỷ lục đến Đại diện Lãnh đạo UBND Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên (Ảnh: VietKings)
(9).jpg)
Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm chung vui cùng đại diện lãnh đạo UBND Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên (Ảnh: VietKings)
Ông Phạm Đức Toàn, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Điện Biên phát biểu chúc mừng kỷ lục vừa được ghi nhận của UBND Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên (Ảnh: VietKings)
Đặc biệt, chia sẻ tại buổi lễ, ông Phạm Đức Toàn, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Điện Biên nhận định rằng, kỷ lục vừa xác lập là sự ghi nhận một cách chính thức nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Mường Lay trong việc giữ gìn, phát huy, bảo tồn văn hóa hài hòa trong bối cảnh hiện đại hóa, đô thị hóa. Đây là thành quả của cả một quá trình xây dựng, tái định cư lại hệ thống nhà ở bám sát theo các đường lối, kế hoạch phát triển bền vững tại địa phương trong nhiều năm. Ông cũng nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp theo, các lãnh đạo địa phương cần hướng đến các kế hoạch nâng tầm kỷ lục, biến nét đặc trưng này trở thành tiềm năng khai thác phát triển du lịch theo nhiều hình thức, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, làm giàu và đẹp cho quê hương, cho Tổ quốc.